Ruột - bộ não thứ hai (P.1)
#ChewCha và #MộcMát là sứ giả truyền dẫn thần kinh!
Không có nghi ngờ rằng dinh dưỡng ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần. Dinh dưỡng nghèo nàn dẫn tới, và làm trầm trọng bệnh tâm thần. Dinh dưỡng tối ưu ngăn ngừa và điều trị bệnh tâm thần.
Lưu ý:
- Tối ưu (optimal) dùng trong ngữ cảnh này là "tối ưu dinh dưỡng để phòng ngừa và điều trị".
- Sức khoẻ tinh thần (mental health) định nghĩa trạng thái an lạc (well being) mà mỗi cá nhân nhận ra tiềm năng của chính người đó, có thể đương đầu với stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc tích cực - đóng góp cho cộng đồng.
Ở đâu có bệnh về tâm thần, ở đó chắc chắn chế độ ăn uống kém. Ở đâu có bệnh tâm thần, ở đó có lịch sử lâu dài về vấn đề tiêu hoá. Bằng cách thêm thấu kính dinh dưỡng + chế độ ăn uống và tiêu hoá vào hồ sơ khám và điều trị sẽ thay đổi mãi mãi cách tiếp cận và chăm sóc để nâng cao hiệu quả các phương pháp khác.
Chế độ ăn kiêng tiêu chuẩn sẽ làm thất vọng nhiều người lắm lắm! Chế độ ăn kiêng này bao gồm các đồ ăn tinh chế, chế biến quá mức và nạp thêm vào đó hàng tá hoá chất tổng hợp hay chất tổng hợp nhân tạo (artificial), kích thích tố, kháng sinh và chất tạo màu thực phẩm được biết là làm biến đổi trạng thái của chúng ta. Chế độ ăn kiêng này là nhân tố chính dẫn tới các phản ứng tiêu cực của người dùng về ảnh hưởng sức khoẻ. Áp dụng chế độ này đưa đến các bệnh mạn tính (bệnh tiến triển dần dần và kéo dài) và tạo tiền đề mất cân bằng dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter: Chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học nội sinh dẫn truyền các tín hiệu từ một nơron đến một tế bào đích). Hầu hết loại này là thực phẩm rỗng "fake food" dùng hàng tá các loại hoá chất tạo ra từ phòng thí nghiệm chứ không phải từ trang trại hay ngoài tự nhiên. "fake food" được thiết kế để tồn tại trên kệ hàng lâu nhất với chi phí không đáng kể. Chế độ ăn "fake food" làm con người kém năng động vì nó đâu cung cấp dinh dưỡng mà não bộ và cơ thể cần cho hoạt động, "fake food" chỉ giúp cơ thể tạm thời tồn tại trong trò rút thăm trúng thưởng suốt cuộc đời.
Khám phá ra "bộ não thứ hai" - "hệ tiêu hoá|RUỘT" trao gửi thông điệp tiêu hoá qua hơn 100 triệu dây thần kinh tới hệ thần kinh trung ương là não. Bộ não này kiểm soát sự phân huỷ và tiêu thụ thức ăn, loại bỏ chất thải và nhịp điệu của nhu động ruột trong quá trình di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hoá. Lấy tinh khí của thức ăn biến thành các sứ giả hoá học bé nhỏ hỗ trợ cho sự sống tinh thần và nhận thức... Những điều thú vị xảy ra trong ruột "bộ não thứ hai" tạo ra những thông điệp nhỏ bé "neurotransmitter" và hỗ trợ hệ vi khuẩn giúp điều chỉnh chức năng não bộ.
Quá trình tiêu hoá suôn sẻ trong trạng thái thư giãn, căng thẳng làm trì hoãn hay ngừng tiến trình tiêu hoá. Khi hệ thần kinh ở trạng thái đóng băng, hoạt động co-thắt của hệ thống tiêu hoá bị đình trệ - làm gỉam hoạt hoá của enzyme và chuyển hướng cấp máu ra khỏi cơ quan tiêu hoá là RUỘT, rồi ứ ở tứ chi và cơ bắp, thiếu máu cục bộ. Căng thẳng tàn phá hệ tiêu hoá, gây co thắt thực quản (nấc), tăng acid dạ dày (ợ nóng), buồn nôn, tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hoá.Nội tiết tố (hormone) cũng là một phần quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Nội tiết tố được sản sinh và giải phóng bởi dạ dày và niêm mạc ruột non.
Bộ não đầu tiên dựa vào hỗn hợp đường và chất béo. Ăn uống và tiêu hoá không đúng cách kết hợp chất béo và đường sẽ làm trí não trì trệ rất rõ ràng qua biểu hiện hạ đường huyết, thèm ăn và đói triền miên. Bữa ăn mất cân bằng kiểu thiếu chất béo và đường nhưng lại thừa carbonhydrate (từ tinh bột) làm tăng và giảm lượng đường trong máu bất thường - thủ phạm suy giảm nội tiết tố.
tobecontinued.
Doctor farm