BƠ ĐẮNG VÀ LỤN CUỐNG

access_time 10 June, 2019 person Mạc Linh

BƠ ĐẮNG và BƠ LỤN CUỐNG

Em Linh nhận được nhiều phản hồi về Bơ bị đắng, lụn đầu và sống đuôi. Sau khi kiểm tra ngẫu nhiên số Bơ còn lại tại các điểm bán thì có trái bị đắng và có trái không bị.

Liên hệ với khách hàng, cũng nhận được phản hồi một số khách bị đắng và khách không sao. Trường hợp lụn cuống thâm đen và chín lâu phần đuôi vẫn đang xảy ra và tập trung vào dòng Bơ có hình dạng cuống dài thon phía trên. Không thể để khách mua lo lắng quá nhiều dẫn tới bất an và quay lưng không một lời từ biệt với Bơ giống cũ, em Linh cùng các chị đã tìm hiểu và hỏi han từ vựa, từ những chú dì hàng sáo với kinh nghiệm hái lựa của họ cộng với kinh nghiệm bán Bơ online của các mẹ, hiện tượng Bơ như vậy được giải thích như sau:

BƠ ĐẮNG

Cây Bơ ĐakLak lớn lên và ảnh hưởng rất nhiều tới yếu tố thổ nhưỡng. Địa hình cao và đất đỏ Bazan, cùng với sự phân hoá thời tiết rõ rệt hai mùa khô và mưa, bản thân cây Bơ sẽ phụ thuộc vào khả năng chống chọi và sinh trưởng, sẽ có những cây bị đắng và không bị đắng. Cái này gọi là đắng từ gốc gác? Tìm về với tự nhiên là cả quá trình chính chị em chúng ta và người tiêu dùng phải trải qua hàng trăm cây để tìm được một cây Bơ ngon thực sự, những phép thử đó giúp loại bỏ được những cây dở, yếu, đắng và hư hỏng khác.

Ngoài việc bản thân do cây yếu và đắng ban đầu, hiện tượng ĐẮNG còn do nhiều nguyên nhân khác đang gặp phải như sau:

- Đắng do trái chưa chín hoàn toàn: trong quá trình chín, các chất dinh dưỡng trong trái đang dần dần chuyển hoá, khi chín hẳn, ra đúng vị Bơ, lúc chín tới và chín ương, vẫn sẽ gặp phải vị nhẫn nhẫn nhẹ ngay lớp cơm ngoài cùng phần tiếp giáp vỏ. Bản thân những trái có vị nhẫn như thế này thường rất tốt bởi chính lớp đắng nhẹ này chính là một chất bảo quản tự nhiên cho cả trái. Vì vậy nên với những trái này, mọi người có thể loại bỏ phần ngoài, sử dụng phần thịt không sát vỏ để ăn và chế biến❤️

- Đắng do trái non: trái non sẽ không thể chín một cách tự nhiên và đảm bảo Bơ hội tủ sức khoẻ để chín. Những trái non chín ép sẽ bị đắng. Vì sao trái non vẫn gặp ohair trong quá trình thu hái và đưa tới ta các chị, em Linh đã đề cập đến trong bài viết “Lắc hạt” ngay trong anbum này.

Về phần LỤN CUỐNG - THÂM ĐEN - BƠ SỐNG KHÔNG CHÍN thì sao?

Nguyên nhân gặp phải như sau:

- Do yếu tố nhiệt độ và thời tiết: chúng ta biết rằng, Bơ bắt đầu cho trái lúc thời tiết hanh khô và nắng nóng. Bản thân trái Bơ ở trên cây cũng đã bị mất ẩm phần nào, sau khi hái xuống rất ngon, nhưng trải qua quá trình vận chuyển xa, qua đêm, đóng thùng và sức nóng của gầm xe, thay đổi nhiệt độ đột ngột từ địa phương này tới địa phương khác, Bơ bị mất thêm nước, khô héo và chín không đều. Hiện tượng này còn gọi là Sốc Nhiệt. Nếu không được cung cấp độ ẩm bơ hoàn toàn không thể chín. Hoặc thời tiết gặp lúc Nồm ẩm quá, bơ vẫn sẽ không chín.

- Do cây trái Bơ hái non: không đủ năng lực để chín và bị héo queo dần.

- Hiện tượng lụn cuống và khó chín thường nhận thấy rõ rệt ở những cây Bơ có hình dạng dài, thuôn đầu và tròn đuôi. Nguyên nhân cũng một phần do đặc tính trái, dòng này sẽ là yếu điểm về mặt lụn này.

Vậy, gặp phải những trường hợp trên, cách xử lý như thế nào ❓❓❓

Sau khi thu hái và chuyển đi, cách giảm thiểu và tránh hư hỏng để đảm bảo một trái Bơ ngon, ngay khi nhận được hàng, các chị nên giả toả nhiệt độ cho trái Bơ bằng cách: rửa qua nước mát và để nơi khô ráo, cuống bơ hướng lên trên, bơ sẽ chín tự nhiên. Nơi có thời tiết nắng nóng và khô nhiều, nên lưu ý kiểm tra hằng ngày và lau mát, phủ ẩm bằng khăn cho trái. Cấp ẩm đúng và đủ sẽ đảm bảo an toàn cho cả trái Bơ. Với những nơi mát mẻ, việc làm này không quá cần thiết, bơ vẫn chín và ngon. Lưu ý không để Bơ giấu hũ gạo, bọc kín hơi hay để nơi nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Có thể để chung trái Bơ cùng một trái Chuối chín, sự ảnh hưởng của khí Ethylene sẽ làm Bơ chín nhanh hơn❤️

Vậy Bơ chín thối đầu thì làm sao tận dụng❓

Các chị khoan vội vứt bỏ nguyên trái, nhẹ nhàng cắt bỏ phần lụn cuống, chà canh tươi hoặc dầu oliu lên bề mặt, hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để nguyên vị trí chờ nó chín. Hoặc ngâm trực tiếp quả Bơ vào cốc nước mát tầm 2-3p và để thoáng như thế. Hên sẽ ngon, xui vẫn sống :((

Chúng ta tìm về trái cây bản địa và quả Bơ thuần giống cũ của cha ông, là đang chấp nhận những trải nghiệm vui vẻ nhất và rủi ro cao. Hãy hoan hỉ cùng nhau nhé các chị, có gì bất an, tụi mình cùng tìm cách tháo gỡ, cứ tiếp tục tìm tòi để sau này, con cháu mình vẫn còn được nếm hương vị thật sự này❤️

Em Linh và các chị đang đau đáu vì Bơ, rất mong nhận được sự đồng cảm này❤️#TeamBaLanh#Bơgiongcu#NongnghiepbandiaVN


GIEO HẠT

access_time 10 June, 2019 person Mạc Linh

“Em thấy đời đẹp hôn nà hị hị”❤️

Hột Bơ bản địa cắm đất để vậy không nhòm ngó gì, nay bươi bươi ra đã mọc thành mầm cao. Ngó ngó nhìn cái rễ nghe có vẻ khoẻ. Lòng sướng mơn man❤️ Chịu khó nhen em, từ từ mà bước, chậm rãi và xa đàng, sẽ có nhiều thứ em thấy vui giữa cuộc đời này❤️

BƠ - NHỮNG DÒNG VIẾT TAY

access_time 10 June, 2019 person Mạc Linh

 

Khi em Linh rục rịch khép lại những trái Bơ bản địa ngon nhất này, những bức hình xuất hiện☺️

Những dòng viết tay ngay ngắn trên từng túi giấy đựng Bơ mang khách lẻ. Một vài túi chẳng thấm công, bốn năm chục túi mang cả cái Tình❤️

BƠ ĐẸP

access_time 10 June, 2019 person Mạc Linh

Bơ bản địa Team Ba Lành đi chuyến cuối đêm nay. Về miền Trung - Đà Nẵng. Tự nhiên em Linh không ngủ được. Trùng hợp là, hôm nay kết thúc Bơ, ngày mai em Linh lại có lịch về ĐakLak, duyên lạ lùng❤️

Bơ Tròn - Chín Xanh

access_time 9 June, 2019 person Mạc Linh

Các chị ạ, em ăn xong em cứ phải viết liền, em sợ mình quên. Quên gì? Quên vị lưu luyến? Rồi hôm sau ăn trái khác, lại thêm một vị mới, có mới nới cũ, tội nghiệp dữ lắm❤️

Bơ Xưa - Nói Hoài Không Chán

access_time 9 June, 2019 person Mạc Linh

Em Linh không biết hôm mai hàng về sẽ là loại gì?

Em Linh không rõ sẽ là vị gì?

Em Linh cũng không chắc nó ngọt, dẻo, bở, nước, thơm, mềm tới đâu.

Chuyến Đi Của Bơ

access_time 9 June, 2019 person Mạc Linh

Chuyến đi xa đầu tiên học về Bơ bản địa❤️

M.Ộ.C.M.Ạ.C & L.À.N.H.M.Ạ.N.H

access_time 4 June, 2020 person Mạc Linh

“Cầm lên một sản phẩm có thể nhìn thấu nhân phẩm người làm”

Cơm mỗi ngày ba bữa, nhìn thì có vẻ là việc rất đỗi giản đơn bình thường nhưng đó lại là nơi có thể bộc lộ ra nhân tính con người. Từ một bữa ăn bình thường, cũng có thể nhìn ra phúc báo một đời người.

Các bài viết mới

MỖI KHI MỆT...

6 December, 2021



RAU VỀ THỨ 3

6 December, 2021


CAM CANH

6 December, 2021


Black Friday

26 November, 2021


SẦU RIÊNG RI6

25 November, 2021


THẮC MẮC CÙNG BA LÀNH

25 November, 2021


MỘC MÁT YÊU THƯƠNG

25 November, 2021


TƯƠNG VÀ TƯƠNG HỘT

24 November, 2021

Bài viết tiêu biểu


NHẬN BIẾT DƯA CHÍN

25 June, 2019





MỖI KHI MỆT...

6 December, 2021



LANDING PAGE MỘC MÁT

25 October, 2019


CỎ MẦN TRẦU

25 June, 2019