Mình tự hào 40 tuổi vẫn có mái tóc dày suông mượt. Đó là kết quả của quá trình chăm sóc tóc không sử dụng hoá chất từ bé. Chỉ mất mấy năm xa nhà học đại học mình phải dùng dầu gội, còn lại hoàn toàn tránh sử dụng. Mình tham gia nhiều hội nhóm chăm sóc tóc No-poo và tổng hợp được cũng như rút ra từ bản thân rất nhiều kinh nghiệm, xin được chia sẻ lại cho chị em, nhất là chúng ta áp dụng cho các bé yêu nhà chúng ta sẽ giúp con có mái tóc lành mạnh từ nhỏ.
1. No-poo là phương pháp gì?
Phương pháp no-poo là phương pháp chăm sóc tóc khá phổ biến trên thế giới. Nó đơn giản là việc người ta loại bỏ dầu gội đầu hoá chất (shampoo) ra khỏi quá trình chăm sóc tóc để nhằm làm cho tóc phục hồi và khoẻ. Và những người theo phương pháp này (được gọi là no-pooer) có hàng ngàn cách khác nhau để làm sạch đầu mà ko cần tới shampoo, tuỳ theo cách nào phù hợp với mình mà người ta lựa chọn một cách và trung thành với nó. Người thì gội đầu với dấm, người thì với trứng gà, người thì với soda, người thì chọn các loại thảo dược và có người đơn giản cả đời chỉ gội với nước trắng...Không nhiều người nhận thức được tác hại của việc gội đầu bằng dầu gội đầu hoá chất. Bởi vì tổn thương tóc và da đầu diễn ra không phải ngày 1 ngày 2 có thể nhận biết ngay được mà thành quá trình từ từ. Tuy từ từ nhưng một khi tổn thương đã diễn ra thì tóc rất khó phục hồi. Tóc khi đó có thể quá khô hay quá dầu, yếu, dễ gãy rụng và ko thể mọc lại. (Các mẹ đừng sợ tình trạng tóc rụng mà hãy sợ tình trạng đầu ko có tóc con mọc lại).
Lợi ích của phương pháp no poo là giúp người dùng tránh được tác hại của hoá chất có trong những dầu gội đầu ko sử dụng các thành phần tự nhiên.
Dầu gội đầu hoá chất với hoạt tính tẩy rửa mạnh thường làm mất đi luôn lớp dầu tự nhiên vốn giúp bảo vệ da đầu và nuôi dưỡng tóc, giúp tóc mềm và khỏe, khiến da đầu mất cân bằng. Việc dùng dầu xả để khắc phục, làm trơn mượt tóc “đánh lừa” về mặt vật lý nhưng cơ bản chỉ có nghĩa các mẹ bỏ thêm hoá chất lên đầu mà thôi. Và tóc các mẹ bị dầu (mà nhiều mẹ hay than thở em tóc dầu ý) chính vì tóc bị quá khô do lớp dầu đã bị rửa trôi đi mất và da đầu đã tăng tiết dầu quá độ để bù lại. (Cái này tương tự da mặt sử dụng sữa rửa mặt hoá chất có thành phần “mạnh” các mẹ ạ)Nếu từ xưa tới nay các mẹ chăm sóc tóc bằng hoá chất thì có nghĩa tóc các mẹ đã quen với việc chịu tác động của quá nhiều hoá chất. Và do đó khi các sử dụng phương pháp no-poo tóc các mẹ cần thời gian để thích nghi trở lại. Thống kê của những người chuyển từ gội hoá chất sang gội no-poo mà tôi tham khảo được trên các diễn đàn no-poo của nước ngoài thì thường mất 3 tháng để quá trình thích nghi diễn ra hoàn toàn và mất tới 6 tháng để tóc các mẹ thải độc hoàn toàn.
Hiện tượng thường thấy trong quá trình chuyển đổi là tóc thường rất rất rất bết. Như đã giải thích ở trên, dầu gội hoá chất lấy đi lớp dầu tự nhiên của tóc, làm tóc cảm giác sạch trong khi phương pháp no-poo ko làm mất đi lớp dầu này. Khi gội no-poo ko làm mất đi lớp dầu tự nhiên, đầu mình lại mới chuyển đổi chưa kịp thích nghi và vẫn đang có xu hướng tăng tiết nhờn để bù lại, vô hình chung đầu gấp đôi nhờn và gây bết tóc.
2. No-poo phổ biến nhất ở Việt Nam là gội đầu với bồ kết
Gội đầu với bồ kết rất đơn giản nhưng nhiều chị em nhanh nản do hiệu quả không được như ý, phần nhiều do bị bết dính sau khi gội.
Chia sẻ với các mẹ mấy nguyên tắc sau để tóc đẹp và không bết khi gội bồ kết:
- Nhất định phải thả chanh vào nước gội. Cách làm là khi nồi nước đang sôi vắt cả nước cả hạt và vỏ thả vào đun hoặc cho ngay từ đầu cùng bồ kết. Đầu mình tóc dày và dài cần 2-3 quả. Ai ít hơn thì bớt đi. Không có chanh không bao giờ suông và trơn được. Đừng có gội xong mới tráng bằng chanh, hãy đun lẫn.
- Muốn không bết nhất thiết phải gội nước bồ kết nóng già tay. Nước nóng giúp trôi mồ hôi và dầu nhờn, làm bở ghét. Đầu đang ngứa mà dội nước nóng lên xong gãi cảm giác sướng lắm. Còn gội nước lạnh không bao giờ sạch cả. Hãy hình dung rửa cái chảo mỡ:))) Đừng có lo gội nóng làm hỏng tóc và da đầu. Không lo gì hết, mình gội tuần 3-4 lần suốt nhiều năm nay không thấy có ảnh hưởng gì. Gội hoá chất mới tránh nước nóng khiến chân tóc giãn nở hoá chất ngấm thẳng vào da đầu. Bồ kết thì thoải mái.
- Tráng nước lạnh sau khi gội xong. Chị em đừng nghĩ giữ lại bồ kết cho nó tốt tóc. Gội hết nó đi, vẫn thơm và bổ như thường:) Không tráng tóc bết hơn đấy và đầu nhanh bẩn hiện do xác thực vật vẫn bám trên tóc.
- Không cầu kì phải đủ này đủ kia. Chục quả bồ kết nướng lên và 3 quả chanh là xong. Nếu có thêm sả, mần trầu, hương nhu, vỏ bưởi thì tốt nhưng chỉ là optional, không bắt buộc. Cầu kì quá phải đủ cái này cái kia thường hay tỉ lệ thuận với lười và ngại:)
3. Vài nguyên tắc chung chăm sóc tóc khỏe đẹp:
- Ăn đa dạng nhiều rau củ quả, ngủ đủ và không thức khuya, không để cơ thể thiếu nước...
- Hạn chế tối đa dầu gội và thuốc hoá chất lên đầu và các hoạt động có hại cho tóc như gội, uốn, ép, nhuộm... bằng thuốc hoá chất. Hãy gội đầu bằng thảo dược và nếu phải nhuộm tóc thì chọn loại từ thảo dược.
- Không chải tóc khi đang gội đầu và tóc ướt. Muốn chải khi gội phải xối tóc dưới vòi nước chảy để áp lực nước chảy giúp tóc suông hơn, dễ chải, không gây đứt và hỏng tóc.
- Nên dùng lược gỗ hay lược sừng để hạn chế tạo ma sát lên tóc gây đứt gãy.
- Cách ngày phải gội đầu một lần, kể cả chưa thấy bẩn và ngứa. Gội đầu không chỉ giúp sạch đầu mà còn giúp dưỡng tóc và da đầu. Đầu bết bẩn gây viêm da đầu và rụng tóc. Tóc cần gội đúng lịch để tạo thông thoáng và dưỡng cả da đầu luôn.
Chúc các chị em yêu thích chăm sóc tóc theo cách truyền thống có mái tóc như ý.